Có một sự thật mà chúng ta cần phải thẳng thắn thừa nhận: rằng tôi và bạn đều sợ những cuốn sách quá dài. Đặc biệt là trong cái bối cảnh xuất bản như Việt Nam, sách dài thường được in khổ lớn, chi chít chữ, hoặc bìa cứng, giấy nặng và nghĩ tới việc mang những cuốn sách dày ấy theo đến trường học, chỗ làm để đọc trong giờ nghỉ trưa quả thật gây nản chí, đó là chưa kể nếu sơ ý có thể làm ta bị thương khi rơi sách vào mặt (nếu nằm đọc) hoặc xuống chân (nếu ngồi đọc). Thế nhưng tôi vẫn luôn cho rằng, không có những cuốn sách quá dài, mà chỉ có những cuốn sách quá dở mà thôi. Vì vậy, đừng vội bỏ qua khi nhìn thấy “Con Sẻ Vàng” ở các hiệu sách, bởi vì cuốn sách hơn chín trăm trang này chứa đựng không chỉ một chuyến phiêu lưu đầy kịch tính của bức danh họa nổi tiếng của Carel Fabritius mà còn là bản tuyên ngôn về nghệ thuật, cái đẹp và tình yêu của Donna Tartt – được viết bằng giọng văn giàu cảm xúc và tinh tế.
Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không (Paul Kalanithi)
“Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không” là cuốn tự chuyện của Paul Kalanithi (tiến sĩ chuyên ngành phẫu thuật thần kinh học) viết trong giai đoạn cuối của cuộc đời khi biết mình bị bệnh ung thư.
Đinh Trang Mộng (Diêm Liên Khoa) – Cơn Ác Mộng Màu Đỏ
Đinh Trang Mộng, hay giấc mộng “máu” của thôn Đinh Trang – cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết về chủ đề bệnh AIDS của văn học Trung Quốc dựa trên sự kiện có thật. Xa hơn nữa, đây là tác phẩm dự báo mang tính thời cuộc của một xã hội luôn khuyến khích những cuộc “đại nhảy vọt”.
Cô Nàng Cửa Hàng Tiện Ích (Murata Sayaka) – Một Câu Chuyện Kỳ Quặc Về Tình Yêu
Những cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/7 hiện tại đang đóng một vai trò không thể phủ nhận trong cuộc sống của chúng ta, khi thế giới càng ngày càng sống vội vã hơn thì sự ra đời của những cửa hàng như vậy là điều tất yếu. Vậy bạn có bao giờ đặt câu hỏi là người phụ nữ đứng sau quầy tính tiền với nụ cười trên môi và câu “cảm ơn quý khách” như chờ sẵn để được thốt ra thật ra là một người như thế nào. Với “Cô nàng cửa hàng tiện ích”, nữ tác giả Murata Sayaka đã giúp ta được nhìn vào cuộc đời của một người phụ nữ làm việc trong cửa hàng ám ảnh bởi tình yêu, và kỳ lạ thay, đó là tình yêu của cô dành cho cửa hàng.
Đinh Trang Mộng (Diêm Liên Khoa) – Giấc Mơ Làm Giàu Phi Nghĩa
Trong vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng, ai sẽ là người có thể đứng ngoài, ai là người có thể đủ sức đứng vững mà không bị nó nhấn chìm? Câu hỏi mà bao đời nay mà có lẽ mỗi cá nhân đều khó mà giải đáp nổi. Nhưng trong “Đinh Trang Mộng”, dường như cái dòng chảy của tiền tài và ảo vọng của sự giàu có đã cuốn phăng tất cả, không chừa một ai, ngay cả cậu bé 12 tuổi – một hồn ma đồng thời cũng là người Diêm Liên Khoa chọn để dẫn dắt câu chuyện mà sau khi viết ra ông “tiêu hao không phải là thể lực mà là sinh mệnh, là thọ mệnh” như lời tâm sự của ông cuối cuốn sách.
Svetlana Alexievich – Người Ghi Chép Tương Lai
Năm 2015, giải Nobel văn chương được trao cho Svetlana Alexandrovna Alexievich, một cái tên khá lạ lẫm với bạn đọc không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới, và khi tìm hiểu, mọi người lại càng ngạc nhiên hơn khi biết được bà là một nhà báo chứ không phải là một nhà văn, một người thiên về thể loại phi hư cấu hơn là tiểu thuyết hay thơ kịch, và chính điều này đã dấy lên những mối nghi ngờ thậm chí là chỉ trích cho sự uy tín của giải thưởng văn học danh giá này. Thế nhưng, một trong những điều đáng quý của việc Svetlana Alexievich được trao giải Nobel văn chương, đó là Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã trao cho bà cơ hội được cất tiếng nói của mình đến với nhiều người hơn nữa và trao cho bạn đọc cơ hội để biết đến những cuốn sách của bà, mà ắt hẳn chúng rất khác với những gì mà chúng ta đã từng đọc trước đây.
Hoa Trên Mộ Algernon (Daniel Keyes)
Sự cô độc là một nỗi hạnh phúc vượt ngưỡng. Dường như mọi điều ta hướng đến trong mỗi hành động, đều để thoả mãn chính cái tôi. Ta thực hiện điều gì đó để khiến người khác vui? Không, để chính ta được vui khi cảm thấy mình có ích. Ta xây dựng giá trị nào đó mong làm cho xã hội tốt đẹp hơn? Không, để chính ta được tốt đẹp hơn, còn xã hội chỉ hưởng nhờ sự phát triển của bản thân mình mà thôi. Ta quá chăm lo suy nghĩ đến điều mà ta làm được cho thế giới mà thực ra, điều căn bản ta nên nghĩ đến là ta đang làm được gì cho bản thân mình. Cho đầy ắp sự cô độc cách thoả mãn của mình.
Một Con Người (Christopher Isherwood) – Thẳm Sâu Đơn Độc
Những con sóng đen ngòm chồm lên, ngoạm lấy và nuốt chửng người đàn ông nọ vào hố xoáy của đơn độc trong đêm rồi trả lại mặt biển phẳng lặng dưới ánh bình minh tươi đẹp của ngày mai. Thoạt nhìn chỉ là một cú điện thoại trong đêm, rồi cái gã-bên-trong ấy bỗng dưng biến mất, chỉ để lại trên bờ ngày mai một cái vỏ tên George. Dường như mỗi một con người đều từng bị bắt cóc đi vào một ngày biển động và rồi không bao giờ tìm thấy lối về từ thẳm sâu đơn độc.
Phương Trình Hạ Chí (Higashino Keigo) – Phương Trình Vô Nghiệm
Đâu phải phương trình nào có nhiều đáp án cũng được gọi là có nghiệm hay có vô số nghiệm. Một lần nữa, Keigo chứng tỏ cái tài kể chuyện bậc thầy của mình, chứng tỏ khả năng đưa ngòi bút len lỏi vào những góc khuất trong tâm hồn con người dẫu nhìn bên ngoài tất cả nhẹ tênh, nhàn nhạt như một buổi sáng mùa hè buồn thiu ở một thị trấn miền biển quạnh hiu.
Tình Yêu Thời Hiện Đại Trong Một Số Tác Phẩm Văn Chương
Chuyện yêu đương thời nay có lẽ đã khác xa chuyện yêu đương thời xưa, trong cái thời đại mà sự phát triển của công nghệ khiến người ta kết nối dễ dàng hơn nhưng đồng thời cũng cô đơn hơn nhiều. Vì vậy đọc “Trà Hoa Nữ”, “Đồi Gió Hú” hay “Kiêu hãnh và định kiến” ta cũng sẽ thấy hay đấy, thú vị đấy nhưng ít nhiều sẽ cảm thấy hơi lạc điệu với đời sống hiện đại. Vậy giới trẻ hiện nay yêu như thế nào, câu hỏi này có lẽ là thật khó trả lời, bởi vì chúng ta không còn phải đợi vài tuần để nhận một lá thư, đi xe ngựa nhiều ngày để đến nơi gặp mặt, những cuộc nói chuyện và gặp gỡ diễn ra dễ dàng hơn nhưng vẫn khiến ta lúng túng.