“Tôi nói về cái chết, như nói về tình yêu, về khát khao, về nỗi sợ tồn tại trên đời, về hạnh phúc được khám phá Người Khác, được đắm chìm trong sách vở, được tự tạo cho mình cả một thế giới thông qua văn chương, vốn cũng dạy ta khả năng chịu đựng và mang lại cho ta mong muốn không ngừng tự đặt ra các thách thức” (Trích bài viết “Linda Lê – Đọc, viết và lắng nghe thế giới” trên vietinfo.eu). Trong Vượt sóng, Linda Lê tiếp tục viết về cái chết – cái chết của một nhà văn tài năng nhưng không thành công, cuộc đời anh như một mối tơ vò, phức tạp và khác thường, thôi thúc người đọc khám phá.
Vu Khống (Linda Lê) – “Viết, là tự lưu đày bản thân”
Với Linda Lê, “viết, là tự lưu đày bản thân”(1), là đi vào cái cõi hoang sơ của chính mình và bị giam ở đó mãi mãi, là đi vào sa mạc của những ám ảnh nóng bỏng luôn muốn thiêu đốt thân xác chờ đợi làn nước mát lành của một tình yêu xoa dịu. Đọc Linda Lê để thấy con người ta có thể bị lưu đày khi nào và nhiều cách như thế nào, từ sự lưu đày của một cá nhân bị xã hội khước từ cho đến tự lưu đày tức là tự khước từ chính mình. Sự lưu đày căn cước này cũng chính là đặc trưng của văn học tự thuật và văn học di dân có nguyên nhân sâu xa từ sự mất mát về gốc rễ. Trong Vu khống, Linda Lê vẫn tiếp tục viết về những ám ảnh trở đi trở lại trong toàn bộ cuộc đời và tác phẩm bà, nhưng quyển này nhấn mạnh đến cảm giác bị khước từ và tội lỗi. Để hài lòng với cuộc đời rạch ròi ý nghĩa, luôn phải có quan tòa và kẻ bị kết tội. Anh không thể nào vô tội giữa cuộc đời này nữa, bằng cách nào đó, anh bị vu khống.