Một Con Người (Christopher Isherwood) – Thẳm Sâu Đơn Độc

Những con sóng đen ngòm chồm lên, ngoạm lấy và nuốt chửng người đàn ông nọ vào hố xoáy của đơn độc trong đêm rồi trả lại mặt biển phẳng lặng dưới ánh bình minh tươi đẹp của ngày mai. Thoạt nhìn chỉ là một cú điện thoại trong đêm, rồi cái gã-bên-trong ấy bỗng dưng biến mất, chỉ để lại trên bờ ngày mai một cái vỏ tên George. Dường như mỗi một con người đều từng bị bắt cóc đi vào một ngày biển động và rồi không bao giờ tìm thấy lối về từ thẳm sâu đơn độc. đọc thêm...

Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà (Haruki Murakami)

Có những tác giả lôi cuốn ta bằng những quan điểm rất rõ ràng, lối suy nghĩ sắc bén thiên về tính triết lí. Lại có những tác giả hấp dẫn ta bằng cách rót tràn vào trái tim những dòng chảy vô tận của cảm xúc tẽ thành nhiều hướng không xác định mà mỗi lần đọc, ta lại tìm thấy một lối khác vào ngóc ngách sâu kín trong tâm hồn con người. Murakami là một nhà văn rất giỏi đem lại cho tác phẩm của mình một cảm giác, một bầu không khí đặc trưng được ngưng tụ bằng văn phong độc đáo trộn lẫn hiện thực và giấc mơ, các ám chỉ và ẩn dụ. Trong tập truyện Những người đàn ông không có đàn bà, ta được trải nghiệm các trạng thái tinh thần đầy phức tạp của con người hiện đại qua văn phong miêu tả đầy tinh tế, giàu xúc cảm của ông. đọc thêm...

Pierre và Jean (Guy de Maupassant) – Những Nếp Gấp Sau Tấm Màn Bình Dị

Như Milan Kundera nói, đọc một quyển tiểu thuyết cũng giống như hành động “vén màn”, cái bức màn phủ lấp lên đời sống bình dị. Pierre và Jean của Maupassant cũng làm như thế theo đúng như những gì ông viết trong phần tản mạn về tiểu thuyết đầu quyển sách: “Tóm lại, nếu Nhà Tiểu thuyết hôm qua chọn và kể về những khủng hoảng của cuộc sống, những trạng thái gay gắt của tâm hồn và trái tim, thì Nhà tiểu thuyết ngày nay viết lịch sử của trái tim, của tâm hồn và trí tuệ trong trạng thái bình thường”. Cái tấm bình phong được Maupassant vén lên một cách rất tự nhiên, bởi cách làm nghệ thuật của ông là “thận trọng và soạn sửa”: nó được bắt đầu từ những cơn gió tự nhiên của biển cả và không báo trước cơn bão giông của số phận, làm lay rũ những nếp gấp trong tâm hồn con người. đọc thêm...

Tazaki Tsukuru Không Màu Và Những Năm Tháng Hành Hương (Haruki Murakami) – Phác Họa Cái Không Và Sự Mất Mát

Vẫn chuyên chú khám phá sự sâu thẳm của bản ngã, qua mỗi tác phẩm Murakami lại xây thêm những bậc thang đổ dốc vào tâm hồn con người bằng những tảng chữ đầy sức nặng của lối diễn đạt giàu cảm xúc và hình tượng. Trong quyển tiểu thuyết Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương, Haruki Murakami đã tìm được một lối diễn đạt mới về sự trống rỗng của cá thể và sự chiếm hữu của mất mát. đọc thêm...

Vu Khống (Linda Lê) – “Viết, là tự lưu đày bản thân”

Với Linda Lê, “viết, là tự lưu đày bản thân”(1), là đi vào cái cõi hoang sơ của chính mình và bị giam ở đó mãi mãi, là đi vào sa mạc của những ám ảnh nóng bỏng luôn muốn thiêu đốt thân xác chờ đợi làn nước mát lành của một tình yêu xoa dịu. Đọc Linda Lê để thấy con người ta có thể bị lưu đày khi nào và nhiều cách như thế nào, từ sự lưu đày của một cá nhân bị xã hội khước từ cho đến tự lưu đày tức là tự khước từ chính mình. Sự lưu đày căn cước này cũng chính là đặc trưng của văn học tự thuật và văn học di dân có nguyên nhân sâu xa từ sự mất mát về gốc rễ. Trong Vu khống, Linda Lê vẫn tiếp tục viết về những ám ảnh trở đi trở lại trong toàn bộ cuộc đời và tác phẩm bà, nhưng quyển này nhấn mạnh đến cảm giác bị khước từ và tội lỗi. Để hài lòng với cuộc đời rạch ròi ý nghĩa, luôn phải có quan tòa và kẻ bị kết tội. Anh không thể nào vô tội giữa cuộc đời này nữa, bằng cách nào đó, anh bị vu khống. đọc thêm...

Một Gánh Xiếc Qua (Patrick Modiano) – Một Cảm Thức Về Qui Hồi Vĩnh Cửu

Ngay khi vừa chạm gót vào hiện tại, mọi sự sau lưng thoáng chốc từng vững chắc nay bỗng sụp đổ và biến tan thành cát bụi. Chỉ còn lại dư âm làm lung lay hiện tại một dự cảm về đổ vỡ, dự phần vào bồi đắp quá khứ khi sắp sửa bước vào tương lai. Hiện tại mong manh ấy luôn được diễn tả rất đạt trong tác phẩm của Patrick Modiano. Các nhân vật của ông cứ dấn bước để chạy trốn hiện tại bởi những đeo đẳng của quá khứ nhưng sau đó luôn quay lại để kiếm tìm di cốt phần đời đã mất của mình trong một nỗi luyến tiếc pha niềm ân hận. Đoàn người diễu hành qua cuộc đời mang ngoại hình từa tựa nhau, các sự kiện lặp lại trong một không khí hồi cố khiến ta cảm tưởng như chỉ có một số người thay tên đổi vai trong một chuyến lưu diễn. Khi nhìn lại đời mình, ta chợt thấy thấp thoáng đoàn người ấy trong Một gánh xiếc qua. đọc thêm...

Những Ngã Tư Và Những Cột Đèn (Trần Dần) – Một Khát Khao Định Vị

Sự lựa chọn trong thân phận con người luôn là một chủ đề lớn trong văn học. Viết, nghĩa là đặt nhân vật dưới ánh sáng thường trực của tình thế, là soi chiếu những bước ngoặt lựa chọn như một cách phản ứng với thực tại, một cách sống mà qua đó con người biểu hiện thân phận của chính mình. Hầu hết, chúng ta là những thân phận bất khả tri, dù không hay có nhiều chọn lựa. Từ đó dấy lên trong ta một khát khao định vị. Trần Dần đã tài tình vẽ nên bức bản đồ của mê lộ cuộc đời, trong đó con người xê dịch trên dòng thời gian, không ngừng định vị mình mỗi khi quyết định rẽ một ngã tư hay đo kích cỡ của mình bằng cái bóng dưới ánh sáng mờ nhạt của những cột đèn đường. đọc thêm...

Kể Xong Rồi Đi (Nguyễn Bình Phương) – Tản Mác Về Đời Phù Phiếm

Đúng như tên gọi của mình, nhân vật kể chuyện vừa đi qua cuộc đời vừa kể, kể xong để mà ra đi, để bỏ lại sau lưng mình một cuộc đời vỡ vụn. Rải rác theo lời kể là những phân mảnh của kí ức, là sự chắp vá của các giai đoạn cuộc đời rời rạc, không lành lặn. Ngay từ lối kể chuyện rất riêng của mình, Nguyễn Bình Phương luôn cho thấy sự ám ảnh về một cuộc đời không liền mạch, là nhập nhằng giữa nhớ quên, giữa thực tại và kí ức sâu xa. Lối kể dòng ý thức ấy biểu hiện một phương thức viết khai thác những ẩn ức, những dồn nén đau thương trong tiềm thức của các nhân vật. đọc thêm...

Mộ Phần Tuổi Trẻ (Huỳnh Trọng Khang) – Khi Lịch Sử Qua Cái Nhìn Người Trẻ

Mộ phần tuổi trẻ là tác phẩm đầu tay của Huỳnh Trọng Khang khi anh vừa hai mươi tuổi, trẻ đến đáng ngạc nhiên, không chỉ là trên văn đàn mà còn là quá trẻ để cho ra một quyển tiểu thuyết mà ở ngay chính đề tài nó chọn lựa đã là một thử thách khó nhằn. Sau khi đọc tác phẩm này, nó cứ ngân vang một xúc cảm rất lạ kì. đọc thêm...

Người Đàn Bà Trên Cầu Thang (Bernhard Schlink) – Những Bước Chân Lầm Lạc

“Một cô gái bước xuống thang. Chân phải cô đặt lên bậc dưới, chân trái còn chưa rời bậc trên nhưng đã dợm vào bước tiếp theo”. Bước chân ấy lửng lơ như một khả năng, một khả năng hạnh phúc, một khả năng lầm lạc, một khả năng bắt đầu và cả một khả năng để kết thúc. Tất cả. đọc thêm...