Con Sẻ Vàng (Donna Tartt) – Cuộc Phiêu Lưu Của Một Bức Danh Họa

Có một sự thật mà chúng ta cần phải thẳng thắn thừa nhận: rằng tôi và bạn đều sợ những cuốn sách quá dài. Đặc biệt là trong cái bối cảnh xuất bản như Việt Nam, sách dài thường được in khổ lớn, chi chít chữ, hoặc bìa cứng, giấy nặng và nghĩ tới việc mang những cuốn sách dày ấy theo đến trường học, chỗ làm để đọc trong giờ nghỉ trưa quả thật gây nản chí, đó là chưa kể nếu sơ ý có thể làm ta bị thương khi rơi sách vào mặt (nếu nằm đọc) hoặc xuống chân (nếu ngồi đọc). Thế nhưng tôi vẫn luôn cho rằng, không có những cuốn sách quá dài, mà chỉ có những cuốn sách quá dở mà thôi. Vì vậy, đừng vội bỏ qua khi nhìn thấy “Con Sẻ Vàng” ở các hiệu sách, bởi vì cuốn sách hơn chín trăm trang này chứa đựng không chỉ một chuyến phiêu lưu đầy kịch tính của bức danh họa nổi tiếng của Carel Fabritius mà còn là bản tuyên ngôn về nghệ thuật, cái đẹp và tình yêu của Donna Tartt – được viết bằng giọng văn giàu cảm xúc và tinh tế. đọc thêm...

Cô Nàng Cửa Hàng Tiện Ích (Murata Sayaka) – Một Câu Chuyện Kỳ Quặc Về Tình Yêu

Những cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/7 hiện tại đang đóng một vai trò không thể phủ nhận trong cuộc sống của chúng ta, khi thế giới càng ngày càng sống vội vã hơn thì sự ra đời của những cửa hàng như vậy là điều tất yếu. Vậy bạn có bao giờ đặt câu hỏi là người phụ nữ đứng sau quầy tính tiền với nụ cười trên môi và câu “cảm ơn quý khách” như chờ sẵn để được thốt ra thật ra là một người như thế nào. Với “Cô nàng cửa hàng tiện ích”, nữ tác giả Murata Sayaka đã giúp ta được nhìn vào cuộc đời của một người phụ nữ làm việc trong cửa hàng ám ảnh bởi tình yêu, và kỳ lạ thay, đó là tình yêu của cô dành cho cửa hàng. đọc thêm...

Đinh Trang Mộng (Diêm Liên Khoa) – Giấc Mơ Làm Giàu Phi Nghĩa

Trong vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng, ai sẽ là người có thể đứng ngoài, ai là người có thể đủ sức đứng vững mà không bị nó nhấn chìm? Câu hỏi mà bao đời nay mà có lẽ mỗi cá nhân đều khó mà giải đáp nổi. Nhưng trong “Đinh Trang Mộng”, dường như cái dòng chảy của tiền tài và ảo vọng của sự giàu có đã cuốn phăng tất cả, không chừa một ai, ngay cả cậu bé 12 tuổi – một hồn ma đồng thời cũng là người Diêm Liên Khoa chọn để dẫn dắt câu chuyện mà sau khi viết ra ông “tiêu hao không phải là thể lực mà là sinh mệnh, là thọ mệnh” như lời tâm sự của ông cuối cuốn sách. đọc thêm...

Svetlana Alexievich – Người Ghi Chép Tương Lai

Năm 2015, giải Nobel văn chương được trao cho Svetlana Alexandrovna Alexievich, một cái tên khá lạ lẫm với bạn đọc không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới, và khi tìm hiểu, mọi người lại càng ngạc nhiên hơn khi biết được bà là một nhà báo chứ không phải là một nhà văn, một người thiên về thể loại phi hư cấu hơn là tiểu thuyết hay thơ kịch, và chính điều này đã dấy lên những mối nghi ngờ thậm chí là chỉ trích cho sự uy tín của giải thưởng văn học danh giá này. Thế nhưng, một trong những điều đáng quý của việc Svetlana Alexievich được trao giải Nobel văn chương, đó là Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã trao cho bà cơ hội được cất tiếng nói của mình đến với nhiều người hơn nữa và trao cho bạn đọc cơ hội để biết đến những cuốn sách của bà, mà ắt hẳn chúng rất khác với những gì mà chúng ta đã từng đọc trước đây. đọc thêm...

Tình Yêu Thời Hiện Đại Trong Một Số Tác Phẩm Văn Chương

Chuyện yêu đương thời nay có lẽ đã khác xa chuyện yêu đương thời xưa, trong cái thời đại mà sự phát triển của công nghệ khiến người ta kết nối dễ dàng hơn nhưng đồng thời cũng cô đơn hơn nhiều. Vì vậy đọc “Trà Hoa Nữ”, “Đồi Gió Hú” hay “Kiêu hãnh và định kiến” ta cũng sẽ thấy hay đấy, thú vị đấy nhưng ít nhiều sẽ cảm thấy hơi lạc điệu với đời sống hiện đại. Vậy giới trẻ hiện nay yêu như thế nào, câu hỏi này có lẽ là thật khó trả lời, bởi vì chúng ta không còn phải đợi vài tuần để nhận một lá thư, đi xe ngựa nhiều ngày để đến nơi gặp mặt, những cuộc nói chuyện và gặp gỡ diễn ra dễ dàng hơn nhưng vẫn khiến ta lúng túng. đọc thêm...

Chó Trắng (Romain Gary) – Của Chó và Người

Một nhà văn lớn là một người luôn trăn trở về cuộc đời và số phận của con người, và khi đọc “Chó Trắng” chúng ta không thể không nhận ra rằng bên cạnh là một nhà văn với những cuốn sách tuyệt vời, thì thông qua cuốn sách mang tính chất tự truyện này, Romain Gary còn là một con người có cái nhìn đầy nhân văn và thông tuệ về số phận của con người trong sự hỗn loạn của thời đại ông đang sống, nhưng những vấn đề ấy vẫn chưa bao giờ là lỗi thời, đặc biệt trong bối cảnh thế giới có nhiều sự chuyển dịch như hiện nay. đọc thêm...

Bí Mật Cuộc Đời Danh Họa và Điêu Khắc Gia Nổi Tiếng (Elizabeth Lunday) – Dạo Chơi Trong Thế Giới Nghệ Thuật

Có bao giờ bạn tự hỏi những thiên tài xuất hiện như thế nào? Họ sinh ra với tố chất sẵn có của một thiên tài và chỉ chờ cơ hội để thể tỏa sáng, hay thiên tài là do sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ trong việc khám phá cái mới và đập bỏ những giới hạn của bản thân. Đối với tôi thì là cả hai, với một tài năng thiên bẩm nếu không được đặt vào môi trường thích hợp và luôn luôn tạo ra những cái mới, thì những thiên tài sẽ nhanh chóng bị lãng quên khi không tạo ra được những tác phẩm để đời. Và với những thiên tài được nhắc tới trong “Bí mật cuộc đời các danh họa và điêu khắc gia nổi tiếng” thì những dấu ấn của họ ít nhiều vẫn còn tồn tại, người ta có thể không biết chính xác tên họ nhưng chắc chắn đã thấy những tác phẩm của họ ở đâu đó, đặc biệt với những người đã tạo ấn tượng sâu đậm đới với nền văn hóa đại chúng đến tận bây giờ. đọc thêm...

Bộ Tột Cùng Hạnh Phúc (Arundhati Roy) – Làm Sao Để Kể Một Câu Chuyện Tản Mác?

Nổi lên như một hiện tượng với tiểu thuyết “The God of Small Things” vào năm 1997 và đoạt luôn giải Man Booker cùng năm đó, Arundhati Roy được ca ngợi là một nhà văn với lối viết sắc sảo và lối nhìn đa diện về đất nước Ấn Độ nhiều màu sắc. Thế nhưng phải đợi đến tận 20 năm sau bất chấp sự chờ đợi của độc giả, thì cuốn sách thứ hai của bà mới ra đời, dù rất khác với cuốn tiểu thuyết đầu tay, “Bộ tột cùng hạnh phúc” vẫn khiến người đọc choáng ngợp với ngòi bút của bà về một đất nước Ấn Độ đầy mâu thuẫn và náo loạn. đọc thêm...

Chốn Cô Độc Của Linh Hồn (Yiyun Li) – Điều Gì Dịu Dàng Hơn Nỗi Cô Đơn?

Trong một bài phỏng vấn vào năm 2012 trên Guardian khi tập truyện ngắn đầu tay: “Ngàn năm thiện nguyện” được đánh giá cao và đạt rất nhiều giải thưởng vào năm đó, Yiyun Li đã nói rằng: “Không thể  không đề cập đến chính trị khi viết về Trung Quốc”, thế nhưng đừng vội hiểu lầm những cuốn sách của Yiyun Li viết về chính trị, mà dường như cô chỉ mượn những sự kiện mang tính chính trị để nói lên sự cô đơn và bấp bênh của cuộc đời, mà “Chốn cô độc của linh hồn” là một cuốn sách như thế, sự kiện Thiên An Môn trong cuốn sách được nhắc rất thoáng qua, nhưng lại có một ý nghĩa nhất định trong cuộc đời của những nhân vật chính. đọc thêm...

Hồn Hồ Ly (Trần Nhựt Thanh Vân) – Một Hoài Phố Ma Mị và Hỗn Loạn

Mỗi năm vào dịp lễ Vu Lan – ngày lễ của những vong hồn vất vưởng – cánh cửa giữa người sống và người chết được mở ra, và những linh hồn lang thang được người thân của mình dâng lên những món ăn ngon lành nhất với hy vọng những tội lỗi của họ sẽ được tha thứ. Và Hoài Phố vào thế kỷ XVII trong ngày lễ xá tội vong nhân cũng tấp nập như thế, nhưng bữa tiệc ấy không chỉ đơn thuần là cuộc đại lễ của người chết, mà còn nhuốm phần kinh dị khi đó là bữa tiệc của một kẻ ăn thịt người, bốn bà lão đã mất tích và những phần còn lại của thân thể họ được gửi thẳng đến nha môn như một lời thách thức, cùng một lá thư của người tự gọi mình là Kẻ Sành Ăn. đọc thêm...