Holocaust- cuộc diệt chủng người Do Thái, cái tên gây ám ảnh nhiều thế hệ. Thế nhưng, phải nói thật là hồi trung học tôi không có một chút ấn tượng gì về cuộc chiến thảm khốc này, lúc đó lịch sử là một môn học mà tôi có nhiệm vụ phải học, với rất nhiều dữ kiện, sự kiện, và mốc thời gian, sự đau thương của nó cũng được nói tới nhưng chẳng đậm sâu gì trong tâm trí của một học sinh trung học như tôi.
Vượt sóng (Linda Lê) – Bức hoạ một nhà văn phức cảm
“Tôi nói về cái chết, như nói về tình yêu, về khát khao, về nỗi sợ tồn tại trên đời, về hạnh phúc được khám phá Người Khác, được đắm chìm trong sách vở, được tự tạo cho mình cả một thế giới thông qua văn chương, vốn cũng dạy ta khả năng chịu đựng và mang lại cho ta mong muốn không ngừng tự đặt ra các thách thức” (Trích bài viết “Linda Lê – Đọc, viết và lắng nghe thế giới” trên vietinfo.eu). Trong Vượt sóng, Linda Lê tiếp tục viết về cái chết – cái chết của một nhà văn tài năng nhưng không thành công, cuộc đời anh như một mối tơ vò, phức tạp và khác thường, thôi thúc người đọc khám phá.
Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà (Haruki Murakami)
Mình đã đọc được đâu đó câu này: “Nếu con gái thích đọc ngôn tình, thì con trai thích đọc Musso”. Ắt hẳn câu trên đã thiếu một vế: “ …, và cả con gái, con trai đều thích Haruki Murakami”. Nếu bạn là một con người lãng mạn, nhưng phần nhiều cũng rất lí trí, thì không thể bỏ qua Những người đàn ông không có đàn bà của Haruki Murakami.
Viễn Vọng (Patrick Deville) – Yêu thương không nói thành lời
Patrick Deville thường nói: “Nếu có một thông điệp nào đó thì tôi sẽ diễn đạt nó trong một bài báo hay một bài tiểu luận. Còn văn chương thì không có thông điệp. Thông điệp duy nhất của văn chương chính là sự hiện diện của nó và tự do mà nó mang lại”. Tôi rất thích cách nhìn của Patrick, và nó được thể hiện rất rõ trong Viễn vọng. Xuyên suốt từ đầu đến cuối, mọi chuyện vẫn bõ ngõ đó, không có một câu trả lời chính xác, không đưa ra một thông điệp rõ ràng, tác giả như thách đố người đọc “Rồi kết quả sẽ như thế nào?”. Mỗi đọc giả sẽ có câu trả lời cho riêng mình, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi cá nhân.
Ghi Chép Dưới Hầm (Fyodor Dostoevsky) – Bên Trong Một Con Người
Khi đọc tựa đề của sách, tôi mường tượng ra cảnh một người ở dưới hầm và ghi chép lại cuộc sống cực khổ nơi đây, nhưng mọi dự đoán đều sai. Ghi chép dưới hầm của Fyodor Dostoesky kể chuyện đời thực tế từng chi tiết, để lại dư âm sâu sắc trong tôi sau nhiều ngày đã đặt cuốn sách xuống.
Thú Tội (Minato Kanae) – Nếu như…
Đầu năm 2018, cả nước rộ lên phong trào ký tên kêu gọi Nhật Bản xét xử sớm vụ án bé Linh. Báo chí dành không ít giấy mực để viết, dư luận dành không ít bình luận cũng như hành động về vụ việc, nhưng thực sự mọi chuyện vẫn là dấu chấm hỏi. Người trong cuộc chưa thể hiện hết nội dung, người ngoài cuộc thì chạy theo phong trào. Ai đúng, ai sai, tội ác có phải cứ “rành rành” như mọi người vẫn nghĩ, chỉ có thời gian mới trả lời hết được.