Một tối hôm nọ của “nhiều năm” trở về trước em rủ tôi đi mua ốp lưng điện thoại mới. Không biết là đang làm gì nữa tôi vội vàng phóng xe máy tới chỗ hẹn. Thấy em đã đứng ở đó bên chiếc xe đạp có cái giỏ màu hồng.
Chó Trắng (Romain Gary) – Của Chó và Người
Một nhà văn lớn là một người luôn trăn trở về cuộc đời và số phận của con người, và khi đọc “Chó Trắng” chúng ta không thể không nhận ra rằng bên cạnh là một nhà văn với những cuốn sách tuyệt vời, thì thông qua cuốn sách mang tính chất tự truyện này, Romain Gary còn là một con người có cái nhìn đầy nhân văn và thông tuệ về số phận của con người trong sự hỗn loạn của thời đại ông đang sống, nhưng những vấn đề ấy vẫn chưa bao giờ là lỗi thời, đặc biệt trong bối cảnh thế giới có nhiều sự chuyển dịch như hiện nay.
Bí Mật Cuộc Đời Danh Họa và Điêu Khắc Gia Nổi Tiếng (Elizabeth Lunday) – Dạo Chơi Trong Thế Giới Nghệ Thuật
Có bao giờ bạn tự hỏi những thiên tài xuất hiện như thế nào? Họ sinh ra với tố chất sẵn có của một thiên tài và chỉ chờ cơ hội để thể tỏa sáng, hay thiên tài là do sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ trong việc khám phá cái mới và đập bỏ những giới hạn của bản thân. Đối với tôi thì là cả hai, với một tài năng thiên bẩm nếu không được đặt vào môi trường thích hợp và luôn luôn tạo ra những cái mới, thì những thiên tài sẽ nhanh chóng bị lãng quên khi không tạo ra được những tác phẩm để đời. Và với những thiên tài được nhắc tới trong “Bí mật cuộc đời các danh họa và điêu khắc gia nổi tiếng” thì những dấu ấn của họ ít nhiều vẫn còn tồn tại, người ta có thể không biết chính xác tên họ nhưng chắc chắn đã thấy những tác phẩm của họ ở đâu đó, đặc biệt với những người đã tạo ấn tượng sâu đậm đới với nền văn hóa đại chúng đến tận bây giờ.
Danh Sách Của Schindler (Thomas Keneally)
Holocaust- cuộc diệt chủng người Do Thái, cái tên gây ám ảnh nhiều thế hệ. Thế nhưng, phải nói thật là hồi trung học tôi không có một chút ấn tượng gì về cuộc chiến thảm khốc này, lúc đó lịch sử là một môn học mà tôi có nhiệm vụ phải học, với rất nhiều dữ kiện, sự kiện, và mốc thời gian, sự đau thương của nó cũng được nói tới nhưng chẳng đậm sâu gì trong tâm trí của một học sinh trung học như tôi.
Bộ Tột Cùng Hạnh Phúc (Arundhati Roy) – Làm Sao Để Kể Một Câu Chuyện Tản Mác?
Nổi lên như một hiện tượng với tiểu thuyết “The God of Small Things” vào năm 1997 và đoạt luôn giải Man Booker cùng năm đó, Arundhati Roy được ca ngợi là một nhà văn với lối viết sắc sảo và lối nhìn đa diện về đất nước Ấn Độ nhiều màu sắc. Thế nhưng phải đợi đến tận 20 năm sau bất chấp sự chờ đợi của độc giả, thì cuốn sách thứ hai của bà mới ra đời, dù rất khác với cuốn tiểu thuyết đầu tay, “Bộ tột cùng hạnh phúc” vẫn khiến người đọc choáng ngợp với ngòi bút của bà về một đất nước Ấn Độ đầy mâu thuẫn và náo loạn.
Hạnh Phúc Là Gì? (Nguyễn Hồng Ngọc)
Một hôm heo con hỏi heo mẹ:
Mở Bài (Umi)
Lâu rồi, tôi không viết. Có lẽ cũng năm năm rồi, kể từ khi bước chân vào trường Luật. Tôi vẫn nhớ bài viết đầu tiên năm lớp mười, cô chủ nhiệm cũng là cô dạy văn, khi ấy, đã phê thế này: “Cảm xúc trong trẻo, giọng văn mượt mà. Cô tin em sẽ tiến xa nếu theo đuổi con đường văn chương”. Đợt đó, tôi được tám điểm. So với những bài viết chín điểm, mười điểm trước đây thì chẳng có ý nghĩa gì cả, nhưng những dòng nhận xét của cô, mãi ám ảnh tôi, theo tôi tới tận những năm tháng sau này. Dẫu rằng, tôi đã không theo đuổi con đường văn chương như cô nói. Sự thật thì hành trình của mỗi người luôn có những ngả rẽ, ngay tại những khúc quanh đột ngột, dù rằng trước đó chúng ta đã cân nhắc và lên kế hoạch, bắt đầu với sự quyết tâm sắt đá tưởng chừng không có gì thay đổi được.
Hạnh Phúc Trong Lành (Na Na)
Phố xá của buổi chiều tà luôn ồn ào tấp nập. Cô bóp thắng chiếc Dream cà tàng của mình dừng lại bên cạnh chàng trai trước một ngã tư và chờ đợi những chiếc đèn chuyển màu. Không khí bên trong cái khẩu trang chật hẹp buộc cô phải kéo nó xuống để tận hưởng nhanh chóng vội vàng một chút khí trời bụi bặm mà đã rất quen thuộc với mình…
Chốn Cô Độc Của Linh Hồn (Yiyun Li) – Điều Gì Dịu Dàng Hơn Nỗi Cô Đơn?
Trong một bài phỏng vấn vào năm 2012 trên Guardian khi tập truyện ngắn đầu tay: “Ngàn năm thiện nguyện” được đánh giá cao và đạt rất nhiều giải thưởng vào năm đó, Yiyun Li đã nói rằng: “Không thể không đề cập đến chính trị khi viết về Trung Quốc”, thế nhưng đừng vội hiểu lầm những cuốn sách của Yiyun Li viết về chính trị, mà dường như cô chỉ mượn những sự kiện mang tính chính trị để nói lên sự cô đơn và bấp bênh của cuộc đời, mà “Chốn cô độc của linh hồn” là một cuốn sách như thế, sự kiện Thiên An Môn trong cuốn sách được nhắc rất thoáng qua, nhưng lại có một ý nghĩa nhất định trong cuộc đời của những nhân vật chính.
Những hàng cây gió reo
1. Nàng bánh bèo trên tay tôi đã ngủ, sau một hồi quẫy đạp, la khóc ỏm tỏi, ê a và bày trò các kiểu. Chỗ nàng nằm đã sẵn nhưng chưa đặt xuống được đâu, nàng chi nhắm mắt thôi, hãy chịu khó đi thêm vài vòng nữa để nàng ngủ sâu rồi muốn làm gì thì làm. Cái bọn trẻ con như nàng tinh tướng lắm, rõ là mắt đã nhắm, hơi thở đã đều, tay chân đã buông lỏng… vậy mà mình chỉ nhón ngồi xuống giường thôi là bừng mở mắt dậy. Khi đấy mà ko mau mau quay lại tư thế cũ thì thể nào nàng cũng sẽ khóc rưng rức dỗi hờn (thương lắm) cho xem. Không muốn nàng khóc và quá mệt để dỗ nàng lại từ đầu nếu nàng tỉnh giấc, nên, tôi lại đi thêm vài vòng nữa. Vài vòng quanh quanh căn phòng nhỏ, đi qua cái giường, đi qua cái bàn, đi qua cái tủ, đi qua ô cửa sổ nhìn ra hàng cây xanh mướt… lại đi qua cái tủ, đi qua cái bàn, đi qua cái giường… Nhìn xuống kiểm tra xem nàng đã ngủ chưa, thì thấy giữa hai cái má phúng phính nở ra một nụ cười không răng (đáng yêu nhất trần đời). Ngủ thật rồi. Nhưng vì cười dzụ khị thế kia nên sẽ ẵm nàng đi thêm vài vòng nữa nhé…