Xuân Yến – Một bữa tiệc kém ngon miệng

Nhắc đến An Ni Bảo Bối, người ta sẽ nhớ đến nữ tác giả trẻ chuyên về dòng văn học ling lei, một trào lưu văn học từng rất thịnh hành ở Trung Quốc và cũng đã từng thu hút rất nhiều bạn đọc Việt Nam. “Xuân Yến” là cuốn sách đầu tiên của An Ni Bảo Bối mà tôi đọc, cũng là cuốn sách đầu tiên thuộc dòng văn học đặc biệt này, và có thể nói cả An Ni Bảo Bối lẫn ling lei đều không thuộc thể loại yêu thích của tôi với những trải nghiệm đọc không mấy dễ chịu. đọc thêm...

Con Của Noé (Éric Emmanuel Schmitt)

Con của Nóe là tác phẩm thừ 2 mà tôi gặp lại nhà văn Éric-Emmanuel Schmitt trong chủ đề về Thế chiến 2 sau Nửa kia của Hitler. Vẫn tiếp tục là cách trần thuật điềm tĩnh với những chi tiết gây xao động, tàn ác của chiến tranh mang lại cho người Do Thái và những đứa trẻ, nhưng Con của Nóe lại gây ấn tượng mạnh bằng việc ca ngợi tình người, một phép màu tưởng chừng là điều kỳ diệu và khó xảy ra giữa thời chiến, đặc biệt là giữa hai người khác đạo. đọc thêm...

Vùng đất lạ – Lời tâm sự của những người nhập cư

Tôi đọc lại “Vùng đất lạ” của Jhumpa Lahiri trong những ngày mà vấn đề nhập cư đang được toàn thế giới quan tâm hơn bao giờ hết, những câu chuyện của những người phải rời bỏ quê hương xứ sở để bắt đầu cuộc sống ở một đất nước mới luôn khiến tôi cảm thấy tò mò và có cảm giác gì đó bị quyến rũ. Bảy năm trôi qua kể từ lần đầu tiên tôi đọc cuốn sách, những gì tôi nhìn thấy và cảm nhận về thế giới xung quanh đã thay đổi nhiều, nếu so với cách đây bảy năm tôi không thật sự hiểu những từ như “nhập cư” hay “tị nạn” thì bây giờ tôi đã có những kiến thức tuy chưa trọn vẹn nhưng cũng đủ để hiểu cuốn sách nhiều hơn lần đọc trước. đọc thêm...

Đêm hội Long Trì – Một lát cắt không thuộc về lịch sử

Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều lần đất nước bị chia cắt, trong đó phải kể đến thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 100 năm. Có thể nói đây là giai đoạn khá phức tạp trong bộ máy cầm quyền khi đất nước vừa có vua Lê, chúa Trịnh, và cũng là một thời kỳ báo trước sự suy tàn của chế độ phong kiến. “Đêm hội Long Trì” của Nguyễn Huy Tưởng không phải là một câu chuyện lịch sử, chỉ là một cách ông kể chuyện với góc nhìn của bản thân và gửi gắm những góc nhìn của riêng mình về bi kịch gia đình chúa Trịnh Sâm với sự thao túng của Tuyên phi Đặng Thị Huệ. đọc thêm...